Thursday, August 31, 2017

buffeosaka.blogspot.com
 

Nguyên liệu làm thạch sầu riêng gồm:

+ 11g bột agar dẻo (hoặc agar giòn)

+ 100g đường cát

+ 100ml nước cốt dừa

+ 350g sầu riêng

+ 1,2 lít nước lọc

+ 50g cơm dừa sấy khô

 

Cách làm thạch sầu riêng như sau:

Bước 1:

Trộn bột agar với đường cát, hòa tan cùng 1,2 lít nước lọc, ngâm khoảng 10 phút rồi bắc lên bếp nấu. Khi nước thạch sôi lên thì vớt hết bọt cho nước thạch trong, liên tục khuấy đều để thạch và đường hòa tan.

 

Bước 2:

Múi sầu riêng tách bỏ hạt rồi dầm nhuyễn phần thịt sầu riêng.

 

Bước 3:

Cho sầu riêng vào cối sinh tố cùng với 100ml nước cốt dừa rồi đem xay nhuyễn.

 

Bước 4:

Cho sầu riêng xay nhuyễn vào nồi thạch agar, khuấy cho sầu riêng tan đều thành hỗn hợp thạch sầu riêng rồi tắt bếp.

 

Bước 5:

Múc thạch sầu riêng vào khuôn, để nguội cho đến khi thạch đông đặc lại, cất vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1-2 tiếng cho thạch mát rồi thưởng thức nhé!

 

Thành phẩm:

Rất đơn giản, vậy là bạn đã hoàn thành xong món thạch sầu riêng vô cùng thơm ngon rồi đó!

 

 

Khi ăn, bạn lấy thạch ra khỏi khuôn, thái miếng vừa ăn rồi rắc cơm dừa sấy khô lên trên, hương vị rất tuyệt vời.

 

 

Từng miếng thạch rau câu giòn mềm, ngọt ngào và thơm bùi, hương sầu riêng dịu nhẹ đủ sức quyến rũ bất cứ ai. Đây sẽ là món ăn vặt, tráng miệng được nhiều người yêu thích đấy!

Chúc các bạn thành công với món thạch sầu riêng này và đừng quên theo dõi chuyên mục Ăn ngon hằng ngày nhé!


Nguồn khoeplus24h.vn
buffeosaka.blogspot.com

Thứ Năm, ngày 31/08/2017 03:10 AM (GMT+7)

Sự kiện:

Món ngon mỗi ngày

Miến gà là món ăn truyền thống quen thuộc được ưa thích từ lâu. Đặc biệt mâm cỗ cúng trong ngày Rằm hoặc dịp lễ Tết không thể thiếu một tô miến gà thơm ngon. Các chị em cùng tìm hiểu bí quyết chế biến miến gà hấp dẫn với công thức đơn giản dưới đây nhé.

Miến gà dai thơm, lạ miệng cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy - 1

Miến gà

Nguyên liệu (cho 4 người ăn):

- 4 đùi gà

- 1 củ hành tây

- 1 củ gừng nhỏ (khoảng 5cm)

- 1,5 đến 2 lít nước

- 2 thìa canh nước mắm

- Muối & hạt tiêu

- 150g miến (bún tàu) khô

- Vài cây nấm hương

- Rau mùi (ngò), hành lá, chanh và lá chanh tươi

*Nếu bạn luộc gà nguyên con và đã có nước dùng gà, bạn có thể thay đùi gà sống trong công thức này bằng thịt ức gà chín hay lòng gà chín và bỏ qua bước chế biến nước dùng.

Cách làm:

Miến gà dai thơm, lạ miệng cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy - 2

Ướp đùi gà với chút muối và hạt tiêu, cho vào một xoong chống dính lớn, úp phần có da xuống và áp chảo sơ qua trên lửa lớn cho đùi gà tiết bớt dầu.

Miến gà dai thơm, lạ miệng cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy - 3

Lột vỏ hành và gọt vỏ gừng. Bật một bếp khác ở lửa to. Dùng kẹp kim loại để giữ chắc hành và gừng. Nướng hành và gừng trên bếp, xoay để lửa phủ đều toàn bộ lớp bên ngoài, nướng đến khi lớp bên ngoài hơi cháy và dậy mùi thơm.

Miến gà dai thơm, lạ miệng cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy - 4

Nấm hương ngâm mềm. Cho hành, gừng nướng cùng nấm vào nồi gà. Thêm khoảng 1,5 đến 2 lít nước và đun sôi trong khoảng 45 -60 phút, hoặc cho đến khi gà chín kỹ và nước dùng đã trở nên thơm ngọt. Nêm nước mắm, muối, tiêu cho vừa miệng.

Miến gà dai thơm, lạ miệng cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy - 6

Tắt bếp, vớt đùi gà ra đĩa và xé nhỏ. Trộn thịt gà với chút nước mắm và nước chanh tươi.

Miến gà dai thơm, lạ miệng cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy - 7

Ngâm miến (bún tàu) cho mềm, trần trong một nồi nước sôi khác.

Miến gà dai thơm, lạ miệng cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Bảy - 8

Khi ăn, cho miến trần vào bát trước, thêm thịt gà xé, lá chanh, hành, mùi và nước dùng nóng.


Nguồn 24h.com.vn

Wednesday, August 30, 2017

buffeosaka.blogspot.com

Na Đồng Bành – Lạng Sơn

Vùng đất nổi tiếng về trồng na và loại cây trồng này được xem là “vàng đen” xóa đói giảm nghèo cho các bà con vùng dân tộc nơi đây. Hầu hết các hộ trồng na đều thoát cảnh đói nghèo, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu có nguồn thu nhập chính từ cây na.

Diem danh nhung vung dat co na ngon noi tieng tai Viet Nam
 Na Đồng Bành được thu mua rất nhiều. Ảnh: Internet.

Theo như người dân nơi đây thì địa hình núi đá với thời tiết ôn hòa đã giúp cho cây na sinh trưởng và phát triển. Na vùng Đồng Bành ngon hơn các loại na vùng khác khi có mắt màu ngả hồng phấn đặc trưng, quả to tròn, múi mẩy. Khi nếm thịt na có vị ngọt sắc, hương thơm nồng đặc trưng.

Phần lớn na được trồng trên núi, vì thế đi học tỉnh lộ Lạng Sơn, ta sẽ thấy những nương na xanh ngắt xen giữa những ngọn núi đá trùng trùng điệp điệp. Đều đặn ngày 2 lần, vào sáng sớm và đầu buổi chiều người dân sẽ gánh quang ghánh lên núi hái na.

Vào những ngày đầu tháng 8 là lúc vào mùa na thì nơi đây lại nhộn nhịp thương lái đến thu mua. Giá na Đồng bành cũng có giá cao hơn các loại na khác, tại vườn có giá khoảng 20-30 ngàn/kg, loại to đẹp sẽ có giá khoảng 50-60 ngàn/kg.

Na Mai Sơn – Lạng Sơn

Cũng là một loại na nổi tiếng của vùng đất Lạng Sơn được trồng từ những năm 1990. Đầu tiên vùng đất này chỉ trồng ngô và mía, rồi một vài hộ trồng thấy mang lại năng suất cao nên na được trồng nhiều hơn rồi lan rộng thành vùng đất trồng na truyền thống.

Diem danh nhung vung dat co na ngon noi tieng tai Viet Nam-Hinh-2
 Nông dân đổi đời nhờ na. Ảnh: Internet.

Cây na có đặc điểm không cần đất phù sa, màu mỡ nên nó rất dễ trồng và dễ canh tác. Giống na này lại không tốn nhiều công chăm sóc, chỉ cần bón ít phân chuồng là cây phát triển rất nhanh. Huyện Mai Sơn hiện có trên 200ha na, từ vài hộ đến nay đã có hàng trăm hộ trồng na. Sản lượng ước đạt 2.000 tấn.

Na Mai Sơn có đặc điểm quả to, ít hạt, mắt nở to, mở phẳng và vỏ mỏng, ăn có vị thơm ngon đặc trưng. Giá na Mai Sơn được chia làm hai loại, quả to có giá trên 40.000 đồng/kg, quả trung bình giá từ 25.000 đồng/kg đến 35.000 đồng/kg nếu mua tại vườn.

Hầu như na Mai Sơn được xuất các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng... So với các loại cây trồng khác cây Na là cây ổn định nhất ở vùng này vì cây này không bao giờ bị mất mùa, chăm sóc tốt năng suất vẫn cao.

Na Bồ Lý, Tam Đảo

Đến với Huyện Tam Đảo mù sương, không chỉ có đặc sản su su mà hiện nay, na Bồ Lý cũng đã được xem như một đặc sản nơi đây. Cây na được trồng trên đất Bồ Lý đã lâu nhưng phải đến năm 1995 thì cây này mới được trồng phổ biến do địa phương chủ trương là loại cây trồng xóa đói giảm nghèo.

Diem danh nhung vung dat co na ngon noi tieng tai Viet Nam-Hinh-3
 Na Bồ Lý đang dần khẳng định thương hiệu. Ảnh: Internet.

So với trồng ngô, trồng khoai, trồng sắn thì trồng na mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn do vốn, chi phí chăm sóc ít, lại tận dụng được đất đồi. Hơn nữa, cây na thích hợp với đất đai và khí hậu của địa phương nên sinh trưởng và phát triển khá tốt, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân nơi đây.

Mỗi vụ, hộ trồng nhiều thì thu hàng trăm triệu đồng, hộ ít nhất cũng vài ba chục triệu. Người trồng na không đủ để bán cho thương lái với giá bán tại gốc từ 30.000- 40.000đ/kg.

Na Bồ Lý khá ngon, có cùi dày, không có “cát”, ngọt sắc. Tuy nhiên thời gian thu hoặc của giống na này ngắn (45 ngày) và chất lượng chưa đồng đều nên sản phẩm chưa đủ lớn để cung cấp cho thị trường. Đây cũng là lý do na Bồ Lý chưa phổ biến như na Đồng Bành và Mai Sơn.

Nhận thấy điều này, huyện Tam Đảo đã thành lập các hợp tác xã kiểu mới để từng bước xây dựng thương hiệu này và chắc chắn trong tương lai, na Bồ Lý sẽ được biết đến nhiều hơn.


Nguồn khoeplus24h.vn
buffeosaka.blogspot.com

Vịt quay 7 vị

Đặc sản Cao Bằng ăn một lần nhớ cả đời - 1

Phải nói rằng đây là món ngon nức tiếng ở xứ vùng cao này. Vịt ở đây sở dĩ ngon đến vậy là do được tẩm ướp 7 thứ gia vị riêng của núi rừng. Vịt sau khi quay có da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt thấm đượm trên đầu lưỡi.

Bánh trứng kiến

Đặc sản Cao Bằng ăn một lần nhớ cả đời - 2

Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, có hàm lượng đạm cao. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.

Xôi trám

Đặc sản Cao Bằng ăn một lần nhớ cả đời - 3

Xôi trám ăn bổ, béo, vị là lạ nhưng khá là ngon so với những loại xôi thông thường như gấc, đỗ. Nên ăn thử loại xôi này một lần để cảm nhận được sự khác biệt như thế nào.

Bánh khảo

Đặc sản Cao Bằng ăn một lần nhớ cả đời - 4

Bánh khảo là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Bánh được ví như là lương khô của người dân vùng cao. Bánh khảo là loại bánh ai cũng làm được nhưng phải tỉ mỉ thì bánh mới ngon. Thông thường, người Tày sẽ trộn thêm nhân đậu phộng, vừng, thịt mỡ để bánh có thêm hương vị đặc biệt. Bánh sau khi đóng khuôn xong sẽ được cắt thành từng phong nhỏ, gói lại thật khéo bằng một lớp giấy đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng.

Hạt dẻ Trùng Khánh

Đặc sản Cao Bằng ăn một lần nhớ cả đời - 6

Đây là thứ quả chỉ có thể mọc trên vùng núi cao tỉnh Cao Bằng. Bởi vậy, nếu đi ngang qua nơi đây, du khách nên mua cho mình vài túi hạt dẻ về làm quà. Hạt dẻ ở đây có màu nâu đều, tròn trịa, thịt chắc, vị bùi mà không ngậy. Hạt dẻ có thể đem luộc, rang, sấy hoặc ninh cùng thịt gà, chân giò vẫn giữ nguyên được mùi vị mà lại tăng thêm hương vị cho món ăn.

Miến dong đen

Đặc sản Cao Bằng ăn một lần nhớ cả đời - 7

Những miếng miến bóng đẹp, giòn dai, có hương vị đặc trưng của bột dong mà không hề sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào. Ngày tết đến, không bao giờ có thể thiếu bát canh miến trên mâm cổ cúng tất niên. Bát canh miến nghi ngút khói với đầy đủ thịt gà, mộc nhỉ, nấm hương, thêm chút rau ngò khiến ai cũng cảm thấy ấm áp, đầy tình thương.

Lạp xưởng hun khói

Đặc sản Cao Bằng ăn một lần nhớ cả đời - 8

Nhân của lạp xường được làm bằng thịt lợn mán đen. Tất cả được băm nhỏ và tẩm ướp gia vị, mật ong, mía... và không thể thiếu một ít rượu trắng, nước gừng, quả mắc mật rồi nhồi vào bong bóng để trở thành lạp. Cuối cùng là phơi khô khoảng ba nắng rồi treo lên bếp lửa.


Nguồn 24h.com.vn
buffeosaka.blogspot.com

Rau luộc là món ăn vừa ngon lại bổ dưỡng. Một đĩa cá chiên dầm mắm chẳng thể thiếu đĩa rau luộc đi kèm, một nồi kho quẹt đậm đà còn chẳng thể vắng mặt đĩa rau xanh um, nóng hổi. Vừa ngon, vừa bổ dưỡng, lại chẳng tốn công, chẳng tốn thời gian, thế nên rau luộc luôn được mọi người ưa chuộng.

Bàn về món rau luộc, chị em thích lắm nhưng hầu hết ai cũng trăn trở một nỗi niềm. Đó là vì sao đĩa rau sau khi luộc xong đều trông rối như tơ vò, cọng và lá quấn vào nhau, mỗi khi gắp là gắp cả “mớ bòng bong”. Trông vừa xấu, lại bất tiện. Còn những đĩa rau luộc trên các chương trình ẩm thực của nước ngoài sao luôn ngay hàng thẳng lối, cọng ra cọng, lá ra lá, chẳng “rối nùi” như của chúng ta.

Không nồi, không nước vẫn luộc được rau, đĩa rau luộc đều tăm tắp đẹp mắt vô cùng - Ảnh 1.

Bạn có biết cách luộc để thành phẩm trông gọn gàng, đẹp mắt thế này không? (Ảnh: Internet)

Nếu bạn có chung nỗi niềm ấy thì hãy học ngay bí quyết luộc rau mới mẻ này. Không cần nước, không cần nồi, bạn vẫn có được đĩa rau luộc nóng hổi và lại còn “xếp hàng” ngay ngắn, không rối như cách cũ đâu.

Từ xưa đến nay, mỗi khi luộc rau, ai cũng nghĩ đến 3 thứ cần thiết đó là nồi, nước, và rau. Với cách luộc này, vì rau được bỏ vào không ngay ngắn nên thành phẩm đường nhiên chẳng ngay hàng thẳng lối được. Thay vào đó, bạn hãy dẹp ngay nồi và nước đi mà sử dụng lò vi sóng, thành phẩm chắc chắn sẽ đẹp hệt như bạn trông thấy trên các chương trình ẩm thực nước ngoài.

Đầu tiên, bạn rửa rau trực tiếp dưới vòi nước và xếp vào rổ ngay ngắn. Sau đó, bạn lấy màng bọc thực phẩm, bọc kín rau lại, từ gốc đến ngọn, rồi cho vào lò vi sóng. Chỉ sau 2 phút ở nhiệt độ trung bình, rau đã chín rồi đấy. Lúc này thì bạn chỉ cần gỡ màng bọc ra, đặt rau vào đĩa là xong.

Không nồi, không nước vẫn luộc được rau, đĩa rau luộc đều tăm tắp đẹp mắt vô cùng - Ảnh 2.

Rửa rau dưới vòi nước... (Ảnh: Sharehows)

Không nồi, không nước vẫn luộc được rau, đĩa rau luộc đều tăm tắp đẹp mắt vô cùng - Ảnh 3.

... sau đó bọc rau thật kín. (Ảnh: Sharehows)

Không nồi, không nước vẫn luộc được rau, đĩa rau luộc đều tăm tắp đẹp mắt vô cùng - Ảnh 4.

Sau 2 phút trong lò vi sóng, thành phẩm là đĩa rau rất gọn gàng, đẹp mắt. (Ảnh: Sharehows)

Bạn nhìn thử xem, đĩa rau trông ngay ngắn, thẳng tắp, chẳng hề lộn xộn như cách luộc bằng nồi, phải không nào?

Ngay hôm nay nếu dự định làm món rau luộc thì bạn hãy thử ngay cách luộc rau mới mẻ này nhé.

(Nguồn: sharehows)


Nguồn afamily.vn
buffeosaka.blogspot.com

1. Lòng lợn luộc

Thực đơn cơm tối ngon miệng nói không với dầu mỡ - Ảnh 1.

Bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lòng lộn trái, bỏ hết lớp màng mỡ. Dùng bột mì trộn với một chút muối bóp kỹ lòng, dạ dày, rửa dưới vòi nước sạch. Cuối cùng, dùng chanh xát vào lòng và dạ dày để làm sạch chất bẩn còn sót lại.

Đun nước sôi rồi mới thả lòng vào, để thêm 5 phút thì vớt ra thả ngay vào bát nước đá có vắt chanh. Dạ dày thì chín lâu hơn để 20 phút thử nếu mềm vớt ra thả ngay vào bát nước đá có vắt chanh.

Làm dồi lợn: 

Ruột già tuốt sạch bằng muối và nước vo gạo, sau đó bóp muối và rửa sạch lại bằng nước, để ráo.

Sụn cổ họng, mỡ chài rửa sạch, bằm nhỏ. Bóp nát tiết rồi trộn đều với mỡ, sụn, hành lá, rau răm, nêm ít muối rồi nhồi vào ruột heo, dùng dây thắt hai đầu. Thả vào nồi nước luộc chín, dùng que nhọn xăm lỗ để nước chảy ra. Khi xăm thấy dồi tiết ra nước trong là đã chín. Lúc ăn, xắt khoanh mỏng khoảng 1cm.

2. Gỏi mướp đắng với ruốc

Thực đơn cơm tối ngon miệng nói không với dầu mỡ - Ảnh 2.

- Mướp đắng rửa sạch thái mỏng.

- Cho đá vào đĩa sâu lòng dùng màng ăn thực phẩm bọc lại rồi xếp mướp đắng lên trên.

- Cho đĩa mướp vào trong ngăn mát khi ăn rắc ruốc lên trên.

3. Lạc rang muối

Thực đơn cơm tối ngon miệng nói không với dầu mỡ - Ảnh 3.

- Cho lạc vào chảo cùng chút dầu ăn cho bám đều.

- Rang lạc nhỏ lửa cho đến khi chín vàng.

- Đổ lạc ra tô trộn đều với bột canh, chút mì chính hay đường.

4. Canh bí nấu tôm

Thực đơn cơm tối ngon miệng nói không với dầu mỡ - Ảnh 4.

- Tôm khô rửa sạch ngâm nở cho vào cối giã dập.

- Bí xanh gọt vỏ rửa sạch thái miếng vừa ăn.

- Cho tôm khô vào nước ninh mềm rồi cho bí xanh vào.

- Khi bí chín nêm gia vị và hành hoa.

5. Tráng miệng: Thanh long 

Thực đơn cơm tối ngon miệng nói không với dầu mỡ - Ảnh 5.

Thực đơn cơm tối sau khi hoàn thiện:

Thực đơn cơm tối ngon miệng nói không với dầu mỡ - Ảnh 6.

Nguồn afamily.vn
buffeosaka.blogspot.com

Thịt lợn luộc trộn chua ngọt

Những cách "hô biến" thịt lợn luộc thừa thành món thơm lừng bếp - 1

Nguyên liệu:

- Thịt ba chỉ luộc còn thừa

- Chanh

- Hành lá, ớt, đường

- Nước mắm ngon (có thể dùng muối nếu bạn không thích nước mắm nhưng mùi vị sẽ không thơm ngon bằng).

Cách chế biến:

- Bước 1: Chanh vắt lấy nước cốt. Hành lá xắt nhỏ, ớt bằm nhỏ bỏ hạt

- Bước 2: Cho thịt vào một tô lớn, cho đường, nước mắm trộn đều cho ngấm sau đó cho nước cốt chanh cho vừa vị chua ngọt, mặn hợp khẩu vị của bạn. 

- Khi nào chuẩn bị bày ra mâm thì bạn đổ ớt bằm và lá hành đã xắt nhỏ vào, trộn đều lên, gắp ra đĩa bỏ phần nước đi.

Món thịt lợn luộc trộn chua ngọt có thể ăn kèm với các loại rau cuốn như xà lách hoặc lá sung, cuốn cùng trong bánh đa nem cùng bún hay ăn cùng cơm đều khá thú vị. 

Trứng tráng thịt băm

Những cách "hô biến" thịt lợn luộc thừa thành món thơm lừng bếp - 2

Nguyên liệu: 

- Thịt lợn luộc thừa băm nhỏ

- 4 quả trứng gà

- Vài củ hành khô

- 2 muỗng canh nước mắm

- vài cọng hành lá tươi

- 2 muỗng canh dầu ăn

Cách làm: 

- Bước 1: Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Hành tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Tất cả trộn chung với thịt băm sau đó đập 4 quả trứng gà vào trộn đều.

- Bước 2: Cho dầu ăn vào chảo, bật lửa lớn cho sôi dầu rồi đổ hỗn hợp trứng thịt vào. Chuyển sang lửa nhỏ, để trứng chín thì lật trứng khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp. Cho món ăn ra đĩa và thưởng thức.

Chả lá lốt

Những cách "hô biến" thịt lợn luộc thừa thành món thơm lừng bếp - 3

Nguyên liệu:

- Một bó lá lốt bánh tẻ

- Thịt lợn luộc thừa băm nhỏ

- Hành khô 2 củ

- Hành lá 

- Bột canh, mì chính, hạt tiêu

Cách làm:

- Bước 1: Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ, hành lá rửa sạch thái nhỏ. Cho tất cả hành cùng một chút mì chính, bột canh, hạt tiêu vào phần thịt đã băm, trộn thật đều, để thịt ngấm gia vị trong vòng 10 phút.

Lá lốt chọn lá bánh tẻ, nhặt bỏ bớt cuống, rửa sạch, để ráo nước.

Khi cuốn chả, rải mặt sau của lá lốt lên, úp mặt xanh xuống dưới, gập hai bên lá vào một chút, cho thịt vào cuốn chặt tay, để thịt không bị bong ra khi rán (nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể xuyên tăm qua chả để giữ lá).

- Bước 2: Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun đến khi dầu nóng, sau đó cho lần lượt từng miếng chả vào rán, rán đều từng mặt đến khi chả chín.

Cho chả ra, để ráo dầu rồi bày ra đĩa. Chả lá lốt có thể ăn kèm với bún hoặc cơm nóng đều ngon.


Nguồn 24h.com.vn
buffeosaka.blogspot.com

Bước 2

Nguyên liệu để chấm món kho quẹt là bông cải xanh rửa sạch, cắt thành những nhánh vừa ăn hoặc loại rau củ nào bạn thích đều được sau đó đem luộc chín thì vớt ra. Phần nước mắm gồm: đường, nước, nước mắm, muối cho vào bát và khuấy đều cho hòa tan.


Nguồn afamily.vn
buffeosaka.blogspot.com

Cách làm chè bưởi không chỉ hấp dẫn bởi vị giòn bùi của cùi bưởi mà còn hấp dẫn bởi vị ngậy của nước cốt dừa hòa quyện với đậu xanh khiến món chè bưởi trở nên vô cùng thơm ngon.

Hãy cùng theo dõi cách làm chè bưởi sau đây nhé!

Bi quyet nau che buoi cuc ngon ma khong bi dang la day
 Chia sẻ cách làm chè bưởi cực ngon mà không bị đắng (Ảnh: Lan Lan).

Nguyên liệu để làm chè bưởi cần có:

+ Cùi bưởi: 1 quả

+ Đậu xanh (đã tách vỏ): 200gr

+ Nước cốt dừa

+ Đường kính trắng

+ Muối

+ Bột năng

Bi quyet nau che buoi cuc ngon ma khong bi dang la day-Hinh-2
 

Cách làm chè bưởi tuyệt ngon:

Bước 1: Đậu xanh mua về, ngâm 1-2 tiếng cho đậu nở, sau đó đặt 1 nồi nước lên bếp cho 1 nhúm muối nhỏ rồi cho đậu xanh vào đun, đến khi đỗ chín mềm thì vớt ra để ráo nước.

Bước 2: Phần cùi bưởi gọt hết phần xanh, đem cùi bưởi thái nhỏ sau đó trộn với ít muối. Tiếp theo là bóp kỹ và đều tay cùi bưởi và muối trong khoảng 3-4 phút, rồi xả sạch với nước và vắt cho ráo nước.

Bi quyet nau che buoi cuc ngon ma khong bi dang la day-Hinh-3
 

Lưu ý: Nếu còn cùi xanh chè sẽ bị đắng, nếu lấy sát phần vỏ ngoài cũng sẽ bị xơ.

Bước 3: Công đoạn bóp muối lập lại từ 5-6 lần, đến khi không còn đắng và bưởi hết tinh dầu là được.

Bước 4: Đun một nồi nước sau đó thêm 1 thìa cà phê muối, nước sôi thì thả cùi bưởi vào. Đợi 1 phút khi nước sôi lại thì vớt ra và xả với nước lạnh, tiếp tục vắt cho ráo nước.

Bi quyet nau che buoi cuc ngon ma khong bi dang la day-Hinh-4
 

Lưu ý: Bước này lặp lại 2-3 lần để cùi bưởi hết đắng.

Bước 5: Trộn cùi bưởi đã ráo nước với 2-3 thìa cà phê đường, để từ 1-2 tiếng cho đường tan và ngấm vào cùi bưởi.

Bước 6: Đặt cùi bưởi vào chảo và nồi để sên, khi sên cùi bưởi nên đảo đều tay, thỉnh thoảng cho thêm 1 chút nước để phần cùi bưởi ngậm đầy nước và trong.

Bi quyet nau che buoi cuc ngon ma khong bi dang la day-Hinh-5
 

Bước 7: Khi cùi bưởi vừa sên xong đang còn nóng thì lấy ra và đổ bột năng vào, xóc đều.

Lưu ý: Phải đổ bột năng khi cùi bưởi còn nóng thì cùi bưởi mới giòn ngon.

Bước 8: Nấu 1 nồi nước sôi và cho cùi bưởi vào luộc, đến khi cùi bưởi nổi trên mặt nước là cùi đã chín. Sau đó, vớt cùi bưởi ra, xả với nước lạnh và để ráo.

Bi quyet nau che buoi cuc ngon ma khong bi dang la day-Hinh-6
 

Bước 9: Nấu thêm 1 nồi nước khác, cho đậu xanh đã nấu chín vào rồi thêm đường vừa ăn. Sau đó, hòa bột năng với 1 bát nước, đổ từ từ vào nồi đến khi hỗn hợp sánh mịn.

Bước 10: Cuối cùng thêm cùi bưởi, khuấy đều, múc chè bưởi ra bát thêm nước cốt dừa và thưởng thức.

Lưu ý khi làm chè bưởi:

Muốn chè bưởi ngon nên chọn mua loại bưởi ngon, không thối hay dập vỏ.

Nước cốt dừa có thể tự nấu hoặc mua sẵn.

Có thể thêm 1 chút tinh dầu bưởi hoặc vani để món chè bưởi thêm hấp dẫn.

Nếu thích ăn lạnh có thể để vào tủ lạnh 20-30 phút hoặc cho thêm đá.

Khi hấp đậu xanh, có thể dùng lò vi sóng khoảng 10 phút và nhớ đổ ít nước lên đậu.

Chúc bạn thành công với cách làm chè bưởi nhé!


Nguồn khoeplus24h.vn
buffeosaka.blogspot.com

Bước 1

Rây bột làm bánh ngọt vào âu, thêm bột nở, vừng đen vào rồi dùng phới lồng trộn đều, đậu phụ nghiền nát rồi cho vào trộn chung với bột. Trong một âu khác đập trứng vào, thêm đường, muối, dầu hạt nho vào khuấy tan. Tiếp đó cho phần bột đã trộn vào âu trứng nhào cho đến khi bột thành khối đồng nhất.


Nguồn afamily.vn

Tuesday, August 29, 2017

buffeosaka.blogspot.com

1. Thịt xá xíu

 

Nguyên liệu:

- Thịt ba chỉ: 1kg

- Dầu hào: 2 thìa

- Bột ngũ vị hương: 1 thìa

- Bột xá xíu: 1/2 gói (khoảng 50g)

- Đường: 1/2 thìa

- Nước tương: 2 thìa

- Rượu trắng: 2 thìa

- Tiêu xay

- Tỏi băm nhuyễn: 1 thìa

- Dầu ăn: 1 thìa

Cách làm:

- Cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi phi thơm tỏi và để nguội, cho tất cả gia vị đã chuẩn bị vào bát con trộn đều thành một hỗn hợp thống nhất.- Lấy muối xát quanh miếng thịt rồi rửa lại với nước cho sạch, lấy giấy thấm khô nước ở thịt.- Cho thịt lợn vào bát tô rồi quết gia vị đã trộn ở trên lên kín miếng thịt, để vào ngăn mát tủ lạnh ướp qua đêm hoặc nếu không có thời gian thì bạn có thể ướp ít nhất 30 - 60 phút trước khi chế biến. - Cho thịt đã ướp vào nồi cơm điện, đổ thêm 200 ml nước, đậy vung nồi lại bật nút nấu cơm và đợi thịt chín. Nếu không muốn ăn phần nước sốt của thịt xá xíu thì bạn chỉ cho 100 ml nước vào nồi là được, làm vậy miếng thịt sẽ khô hơn.- Thịt chín gắp ra để nguội rồi thái miếng vừa ăn.

2. Gà tần

 

Nguyên liệu:

- Gà ác hoặc gà ta loại nhỏ: 1 con

- Túi thuốc bắc (mua ngoài chợ, có đủ vị để tần gà)

- Gia vị, hạt nêm, bột nghệ, gừng- Rau ngải cứu

Cách làm:

- Xát muối vào khắp thịt gà rồi rửa sạch với nước. Sau đó bạn cho gia vị, gừng, nghệ (đã giã nhỏ) vào ướp thịt gà.- Rau ngải cứu rửa sạch, sau đó nhồi vào thân gà.- Xếp các vị thuốc bắc đã chuẩn bị vào nồi cơm điện, rải một lớp lá ngải cứu bên cạnh.- Xếp gà lên trên và đổ nước xâm xấp so với bề mặt gà. Cuối cùng, đậy nắp vung và bật chế độ như nấu cơm bình thường. Sau 45 phút gà sẽ chín mềm và bạn có thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này.

3. Chè bắp

 

Nguyên liệu:

- Bắp ngọt: 3 trái

- Gạo nếp: 1/2 bát nhỏ

- Đường thốt nốt: 100g (có thể dùng đường kính, nhưng đường thốt nốt sẽ làm chè thơm hơn)

- 3 lá dứa

- Dừa nạo: 50g

Cách làm:

- Bắp tách lấy hạt, tách gần đến cuối thì giữ lại chút hạt trên lõi để luộc lấy nước ngọt cho món chè ngon hơn.- Vo sạch gạo nếp, rửa sạch với lá dứa.- Cho hạt bắp, lõi bắp và gạo nếp vào nồi cơm điện, đổ nước đến nửa nồi và bật chế độ nấu. Khi nào bạn thấy nồi cơm điện sôi thì lấy bỏ lõi bắp ra, cho thêm lá dứa vào đậy nồi lại tiếp tục đun.- Đợi cho nồi chè sôi lại thì cho thêm đường vào rồi nhanh tay đảo đều. Nếu thấy nước gần cạn thì cho thêm một chút nước.- Để nồi chè sôi lần nữa rồi chuyển sang chế độ ủ. Khoảng 5 phút sau bạn kiểm tra, thấy các nguyên liệu chín mềm là được. Chè chín múc ra bát, rắc một ít dừa nạo hay cốt dừa lên trên, dùng nóng hay lạnh đều ngon.

4. Xôi dừa

 

Nguyên liệu:

- 1/2 quả dừa

- Mè rang

- 300g gạo nếp

- Nước cốt dừa

Cách làm:

- Vo sạch gạo nếu, ngâm với nước lạnh qua đêm. Nếu không có thời gian ngâm lâu bạn có thể ngâm gạo với nước ấm trong khoảng 3 tiếng. Sau đó, bạn trộn gạo nếp với với dầu ăn, nước và muối, cho vào nồi cơm điện bật nút nấu.- Sau 10 phút, đổ gạo ra rổ, nhúng ngay vào thau nước lạnh sau đó nhấc ra, để ráo nước.- Trộn gạo nếp với dừa, mè rang, nước cốt dừa và đường cho đều, cho vào nồi cơm điện bật nút nấu lần nữa. Do lần này nấu không có nước nên nồi cơm điện sẽ rất mau chuyển qua chế độ ủ. Tiếp tục để trong 20 phút rồi đánh đều là ăn được.

5. Bánh chuối nướng

 

Nguyên liệu (cho gia đình 5-7 người):

- 1 quả trứng gà

- 10 quả chuối chín

- 100g bột mì

- 200g nước cốt dừa

- 400g sữa tươi không đường- 500g đường

- 1 thìa cà phê muối

- 50g bơ

- 3 ổ bánh mì nhỏ

- 2 ống vani

- Rượu vang đỏ

Cách làm:

- Chuối bóc vỏ, thái thành những khoanh tròn khoảng 1cm rồi cho vào chảo chống dính, lưu ý chuối càng chín càng tốt.

- Sau đó cho thêm 1 thìa đường và 4 thìa rượu vang đảo đều lên cho chuối ngấm đường và rượu vang.

- Đổ sữa tươi, nước cốt dừa, 2 ống vani và 1/2 thìa cà phê muối ra một cái bát rồi khuấy đều cho tan.

- Bánh mì xé nhỏ cho vào bát hỗn hợp nước cốt dừa, đường, muối, vani để khoảng 30 phút cho bánh mì nở ra rồi cho trứng gà và bột mì vào trộn đều đến khi hỗn hợp có dạng sền sệt.

- Sau đó đổ chuối đã ướp với rượu vang đỏ và đường vào hỗn hợp bột, trộn đều tay. Để lại một chút chuối đã ướp sẵn để trang trí lên bề mặt bánh.

- Cho tiếp 2 thìa bơ vào hỗn hợp rồi trộn đều lên. Bơ sẽ làm cho bánh không những không bị khô mà còn đem lại mùi thơm cho bánh.

- Phết một lớp bơ hoặc một lớp dầu ăn mỏng lên thành nồi cơm điện để khi bánh chín sẽ dễ lấy ra hơn. Sau đó xếp một lớp chuối đã ướp xuống đáy nồi để cho bánh đẹp hơn rồi đổ hỗn hợp chuối và bột vào nồi cơm điện, dàn đều.

- Bật chế độ nấu, nấu khoảng 15 phút khi nồi cơm điện chuyển sang chế độ ủ thì bật lại chế độ nấu lần nữa. Đến khi nồi báo chín lần 2 thì chờ khoảng 30 phút rồi lấy ra là bạn đã có ngay món bánh chuối nướng thơm lừng.


Nguồn khoeplus24h.vn

Categories

Popular Posts

Blog Archive