Thursday, January 31, 2019

Trong căn bếp của mỗi gia đình, chiếc tủ lạnh giữ một trong những vị trí quan trọng nhất. Cách sử dụng tủ lạnh dường như quá đơn giản tưởng chỉ cần mở ra và cho thực phẩm vào. Tuy nhiên, để sử dụng hợp lý và đúng chức năng của tủ lạnh bạn cần đọc những mẹo dưới đây.
Cách sử dụng ngăn kéo đúng cách
Chiếc hộp hình chữ nhật và trong suốt nằm ở cuối cùng trong tủ lạnh của thực sự là một chiếc phao cứu sinh cho các loại trái cây và rau quả. Nó được làm bằng sợi chế tạo mật độ cao, kiểm soát luồng không khí, độ ẩm và độ ẩm phù hợp với thực phẩm và lỗ thông hơi có thể điều chỉnh, vì vậy rau quả nên để vào đúng chiếc hộp này.
Tầm quan trọng của khí ethylene
Nhiều loại thực phẩm như chuối, kiwi và lê phát ra một hoóc-môn hoạt động được gọi là khí ethylene khi chúng chín. Theo các chuyên gia y tế, khí này có hại cho các sản phẩm thực phẩm khác và cần được kiểm soát. Vì vậy các loại quả này nên được để trong ngăn kéo để hạn chế luồng không khí, có độ ẩm thấp bên trong. Bằng cách này, bạn có thể bảo vệ các mặt hàng thực phẩm khác khỏi bị nhũn và đổi màu sớm.
Quản lý luồng không khí
Lỗ thông hơi ẩm có thể điều chỉnh cho phép bạn đóng hoặc mở áp suất không khí theo các vật phẩm được giữ trong ngăn kéo. Hiện nay, tất cả các loại tủ lạnh đều có cơ sở kiểm soát áp suất và độ ẩm làm tăng tuổi thọ của các mặt hàng thực phẩm.
Để đúng thực phẩm vào các khu vực phù hợp
Các ngăn trên của tủ lạnh có nhiệt độ ổn định nhất, vì vậy nên để những thức ăn không cần chế biến ở đây như các loại thịt chế biến, đồ ăn thừa, đồ uống và đồ ăn sẵn. Càng về phía dưới, các ngăn càng lạnh hơn. Vì vậy, tốt nhất nên giữ trứng, sản phẩm làm từ sữa, thịt sống và hải sản ở đây. Thịt sống, sản phẩm làm từ sữa cần đặt trong hộp kín hoặc màng bọc thực phẩm để đảm bảo độ tươi cũng như ngăn vi khuẩn lan sang các vùng khác.
Nên để ngăn đựng rau củ được thoáng
Theo các chuyên gia, ngăn đựng rau củ sẽ hoạt động tốt nhất khi nó chỉ đầy hai phần ba. Nếu ngăn chứa được lấp đầy, khả năng hỗn hợp và độ ẩm có thể làm hỏng thực phẩm. Ngoài ra, việc thiếu không gian sẽ không cho phép các đồ ăn được hít thở và trọng lượng của vật nặng có thể làm hỏng các đồ vật tinh tế.
Tiết kiệm điện
Để tiết kiệm điện tủ lạnh không nên chất quá đầy thực phẩm vào tủ lạnh, giữa các thực phẩm cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống. Cho vào ngăn mát tủ lạnh một ít đá, thực phẩm đông lạnh bạn sắp sử dụng để tăng thêm độ lạnh ngăn này, hạn chế sự hoạt động của bộ phận chế lạnh do nhiệt độ được điều hòa giúp tiết kiệm điện tốt hơn.
Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh
Cần vệ thường xuyên vệ sinh sinh tủ lạnh khoảng 1-2 tháng/lần để vi khuẩn, nấm mốc không có điều kiện phát sinh. Tiến hành lau chùi phần rìa cao su ở cửa tủ lạnh cẩn thận sẽ giúp phần cao su giữ được độ bền, đóng khít khao, không thất thoát hơi lạnh nhiều để tủ lạnh hoạt động ổn định, tiết kiệm điện.
Hạn chế mở cửa tủ lạnh
Nên hạn chế mở cửa tủ lạnh liên tục và mở cửa tủ lạnh quá lâu vì khi mở cửa không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng bên ngoài, làm cho nhiệt độ trong tủ lạnh cao lên. Khi đó, bộ phận làm lạnh phải tăng thời gian, hiệu suất hoạt động gây tiêu hao điện nhiều hơn, đồng thời về lâu dài còn làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.

Nguồn: khoeplus24h

Chỉ cần nhìn nồi lẩu với những chú cua màu đỏ au, thịt chắc nịch là bụng đã muốn ‘réo’ lên ầm ĩ.
Nguyên liệu:
– Cua biển 3-5 con
– Xương heo 0,5 kg
– Dứa, cà chua, me
– Rau ăn lẩu: rau muống, chuối bào…
Cách làm:
– Cua chọn con chắc thịt, còn sống. Kinh nghiệm chọn: cầm lên còn giãy mạnh, ấn vào bụng thấy cứng là cua ngon chắc thịt. Tuỳ theo sở thích mà chọn cua gạch hay cua thịt để nấu.
– Xương chọn xương sườn hay xương ống đều ngon. Xương chặt khúc vừa, rửa sạch với muối. Bắc nồi nước luộc sơ cho sạch, rửa lại rồi cho nước vào hầm cho xương chín và ngọt nước, nấu khoảng 45 phút.
– Dứa bỏ vỏ, cắt mắt, băm nhỏ. Cà chua 3-4 trái cũng bỏ hạt, băm nhỏ. Cho ít dầu, dầu nóng cho sả và tỏi, ớt băm vào phi thơm. Cho cà và thơm vào xào vài phút, cho tất cả vào nồi nước xương đã hầm khoảng 30-45 phút. Nêm gia vị đường, ít bột ngọt, ít muối và nước mắm cho vừa khẩu vị thêm ít nước cốt me vào cho có vị chua ngọt vừa ăn.
– Cua mua về dùng dao nhọn đâm vào phần yếm cua. Rửa chà sạch mai, càng, chân cua. Dùng tay tách mai cua ra khỏi mình, lấy phần gạch cua nếu có. Cua để nguyên hoặc cắt làm đôi.
– Cho hết phần cua và gạch cua vào nồi nước xương, nấu cho cua chín nêm lại gia vị cho vừa ăn là được. Nếu thích cho thêm ít sa tế.
– Khi ăn nấu sôi ăn với các loại rau như rau muống, chuối bào… và bún tươi.

Nguồn: khoeplus24h

Wednesday, January 30, 2019

Tương ngon là tương khi mang ra nếm thử có vị ngọt, thơm, màu đỏ đều màu và đẹp. Tương để thời gian càng lâu sẽ càng ngon, đậm và ngọt.
Từ bao đời nay, người dân ở xã Úc Kỳ (Thái Nguyên) đã gắn bó với nghề làm tương nếp. Nếu như trước đây, người dân làm tương nếp chỉ để ăn và làm quà biếu khách thì bây giờ, nghề làm tương nếp đã trở thành nghề truyền thống, giúp cuộc sống của người dân khấm khá, ổn định hơn.
Dẫn chúng tôi đi thăm làng nghề tương nếp truyền thống của xã Úc Kỳ, một cán bộ phòng nông nghiệp huyện Phú Bình cho biết: Nghề làm tương ở Úc Kỳ đã có từ lâu đời, tuy nhiên phải đến hiện nay sản phẩm này mới được khẳng định thương hiệu và đến với khắp các vùng miền của đất nước. Trước đây, người dân làm tương chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Từ vài năm trở lại đây, nghề làm tương ở Úc Kỳ đã phát triển thành sản phẩm hàng hoá, quy mô sản xuất mở rộng với nhiều hộ gia đình tham gia.
Cơ sở sản xuất tương truyền thống của gia đình chị Dương Thị Hương và anh Dương Văn Dân ở xóm Nam 1, xã Úc Kỳ.
PV Dân Việt đã có dịp đến thăm cơ sở sản xuất tương truyền thống của gia đình chị Dương Thị Hương và anh Dương Văn Dân ở xóm Nam 1, xã Úc Kỳ. Theo chị Hương chia sẻ, gia đình chị bắt đầu làm tương từ năm 1988. Với bí quyết truyền lại từ cha ông, anh chị quyết định nối nghiệp gia đình để giữ gìn nghề truyền thống và lưu truyền cho con cháu sau này.
Chị Hương đang kiểm tra chất lượng tương trước khi mang ra đóng chai.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Hương cho biết: Khoảng 3– 4 năm trở lại đây, gia đình anh chị mới có ý tưởng làm tương với quy mô lớn để xuất bán và coi nghề làm tương là nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình. Ban đầu, chị mạnh dạn làm thử nhờ học hỏi từ các cụ nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm nên tương làm ra bị hỏng rất nhiều. Không vì thế mà chị nản lòng và bỏ cuộc, chị vẫn quyết định làm những mẻ tương tiếp theo và rút kinh nghiệm thực tế sau mỗi lần làm.
Đến nay, cơ sở sản xuất tương của gia đình chị là một trong những cơ sở có quy mô lớn nhất của xã. Những mẻ tương của gia đình chị thơm ngon có tiếng, xuất bán với giá trung bình từ 25.000 – 30.000 đồng/lít, mang về thu nhập gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Sản phẩm tương sau khi đã đóng chai để xuất bán ra thị trường.
Theo chị Hương, hiện tại gia đình chị đang sản xuất hai loại tương chính làm từ nếp cái hoa vàng và nếp con. Để tạo thành thương phẩm tương ngon, ngọt xuất bán ra thị trường thì các công đoạn làm tương đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ vô cùng. Trong quá trình ủ phải kiểm tra thường xuyên để đảm bảo tương lên màu đẹp và không bị hỏng. Thời gian tính từ lúc ủ lên men đến khi tương sử dụng được là 2 tháng vào mùa hè và 3 tháng vào mùa đông.
Ngoài ra theo chị Hương, việc làm tương phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố thời tiết, nếu trời lạnh thì tương rất khó để lên men.
Tương ngon là tương khi đem ra sử dụng có màu đỏ, lên màu đều, vị thơm và ngọt.
Chị Hương cho biết thêm, để có được sản phẩm tương ngon và ngọt, ngoài việc lựa chọn nguyên liệu đảm bảo chất lượng, quá trình sản xuất tỉ mỉ, đúng kỹ thuật và thời tiết ủng hộ thì còn cần phải lựa chọn được vật dụng đựng tương là những chiếc chum sành nung già, không rò rỉ. Tương ngon là tương khi mang ra nếm thử có vị ngọt, thơm, màu đỏ đều màu và đẹp. Tương để thời gian càng lâu sẽ càng ngon, đậm và ngọt.
Để tương đạt chất lượng, tương phải được đựng trong những chiếc chum sành nung già, đậy nắp và bịt kín nilon.
Điểm khác biệt so với những loại tương ở các vùng miền khác là tương ở đây khi sử dụng cái tương không bị nát mà vẫn còn nguyên hạt. Tương chủ yếu được xuất bán ra thị trường huyện Phú Bình, Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên và một số thị trường xa hơn như Vĩnh Phúc, Nghệ An… thậm chí là vào tận TP.HCM.
Trao đổi với Dân Việt, ông Dương Văn Dương – Phó Chủ tịch UBND xã Úc Kỳ cho biết: Một vài năm trở lại đây, số hộ làm tương đã ngày càng phát triển, sản phẩm đã đi vào lòng người khắp các miền xa gần, góp phần tăng thu nhập cho bà con trong vùng.
Cũng theo ông Dương, hiện tại toàn xã có khoảng 60 hộ sản xuất tương với số lượng lớn và làng nghề sản xuất tương Úc Kỳ đã được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2015. Bởi vậy, nghề làm tương hôm nay không chỉ đơn thuần để cung cấp cho nhu cầu của gia đình mà còn giúp cho người dân nơi đây làm giàu, có thu nhập cao và ổn định. Có nhiều hộ đã mua nhà, mua xe từ nghề làm tương. Nhờ đó, đời sống của bà con không ngừng được nâng cao, trở nên khấm khá.

Nguồn: khoeplus24h

Khi ăn trái cây, chúng ta vẫn có thói quen dùng luôn cả hạt, nhưng thực tế thì không phải loại quả nào khi ăn cả hạt cũng tốt cho sức khỏe. Một số loại hạt tốt cho cơ thể lại bị bỏ phí, trong khi loại không tốt thì cứ ăn mỗi ngày.
Những loại trái cây không nên bỏ hạt
Mít
Ảnh: Naturally Rawsome
Hạt mít chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng rất có lợi cho sức khỏe. Protein và lipid của hạt mít khô tuy chưa bằng gạo, nhưng hơn hẳn khoai, sắn khô. Trong dân gian thường cho rằng hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện. Ngoài ra, hạt mít còn giàu chất sắt và đây là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tình d ục và sinh sản. Hạt mít chứa chất xơ không hòa tan. Chất xơ này có tác dụng giải độc ruột và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Loại hạt này còn chứa nhiều Vitamin A, giúp duy trì đôi mắt sáng khỏe. Chúng cũng ngăn chặn các bệnh về mắt như là bệnh mù trong đêm. Vitamin A còn thúc đẩy tóc khỏe hơn và làm giảm triệt để tình trạng tóc khô, gãy rụng. Thêm vào đó, hàm lượng protein trong hạt mít cùng với lượng vitamin dồi dào sẽ giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ bên trong. Cấu trúc da săn chắc, mịn màng nhờ lượng dinh dưỡng được bổ sung.
Đu đủ
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, hạt đu đủ cũng chứa rất nhiều dược tính. Theo đó, hạt đu đủ rất giàu papain – một loại enzyme giúp hỗ trợ trong việc tiêu hóa. Hạt đu đủ cũng giúp diệt giun trong ruột, đồng thời một số loại vi sinh có hại cũng không thể phát triển trong ruột khi chúng ta ăn hạt đu đủ. Nếu không ăn hạt đu đủ sống, bạn có thể nghiền nát, xay nhuyễn thành bột nhão để ăn, hay kết hợp trong món salad.
Ngoài ra, hạt đu đủ cũng chứa chất dinh dưỡng quan trọng giúp chữa bệnh xơ gan. Dùng 5 hoặc 6 hạt đu đủ phơi khô, xay hoặc nghiền nát, sau đó sử dụng cùng với thức ăn hoặc nước trái cây, đặc biệt là nước cốt chanh, liên tục trong 30 ngày. Rất nhiều trường hợp đã chữa khỏi bệnh gan sau thời gian sử dụng phương thuốc này.
Dưa hấu
Ảnh: Eden Brothers
Theo các chuyên gia, hạt dưa hấu rất giàu kẽm, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, chúng chứa nhiều axit amin arginine giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch vành. Vậy nên, hãy thay đổi thói quen bỏ hạt dưa hấu sau khi biết được các lợi ích của chúng bạn nhé!
Theo các chuyên gia chia sẻ thì hạt bơ chứa rất nhiều chất bổ, thậm chí còn nhiều hơn trong thịt quả. 70% lượng axit amin của loại quả này nằm trong hạt. Chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, giúp ngăn ngừa ung thư, tốt cho sức khỏe tim mạch… Bạn có thể chế biến hạt bơ bằng cách ngâm rượu hoặc phơi khô, nướng chín và nghiền thành dạng bột để dùng trực tiếp hoặc trộn trong salad, sinh tố.
Lựu
Lựu là loại trái cây chứa nhiều đường, chất khoáng và vitamin. Nhiều người khi ăn lựu thường cố “”nhè”” hạt ra bỏ. Thói quen này không những mang lại rất nhiều phiền phức mà còn gây lãng phí. Bởi hạt lựu không nóng, có thể dùng để chế biến nước giải khát cho cơ thể, làm đẹp da. Trong dịch hạt lựu chứa acid citric, ac.malie, các đường glucoza, fructoza, mantoza… Nhờ đó, hạt lựu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Những loại trái cây nên bỏ hạt
Cà chua
Chúng ta đều biết rằng, lycopene trong cà chua rất tốt cho nam giới vì nó có thể giúp các quý ông phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, cà chua cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như làm giảm huyết áp, cải thiện lưu thông máu, chống độc tố trong cơ thể… Tuy nhiên, hạt cà chua lại không được khuyến khích ăn. Khi vào đường ruột, hạt cà chua rất khó tiêu hóa, dễ gây táo bón. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua dễ lọt vào ruột thừa gây viêm ruột thừa rất nguy hiểm.
Dưa leo
Ảnh: downshiftology
Ruột và hạt dưa leo có chứa một chất lợi tiểu ở mức độ nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tuy nhiên, khi được ăn với số lượng lớn, thành phần lợi tiểu này sẽ kích thích sự bài tiết chất lỏng, khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Ngoài ra, hạt dưa leo không được nhai kĩ cũng gây khó tiêu, đầy bụng.
Táo
Hạt táo có chứa một loại hợp chất là cyanide (một loại đường độc) được gọi là amygdalin. Một số loại hạt quả khác cũng có chứa cũng chứa loại chất độc này là đào, mận, mơ, hạnh nhân, cherry… Những người bị ngộ độc hạt táo có thể có triệu chứng run rẩy, co giật, chóng mặt, buồn nôn, nôn, bồn chồn, tim đập nhanh, cơ thể yếu ớt và đau đầu. Một lượng lớn chất cyanide có thể gây khó thở, hôn mê, suy hô hấp, huyết áp thấp, co giật, tổn thương phổi hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, chẳng may nuốt phải một vài hạt táo sẽ không gây ngộ độc, chúng chỉ có thể gây ngộ độc khi nhai vỡ hạt và nuốt với số lượng lớn.
Ổi
Ổi chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn luôn cả hạt mà không nhai kĩ thì hạt ổi cứng sẽ rơi xuống đáy dạ dày sẽ không tiêu hóa được nên dễ gây đau dạ dày. Đặc biệt có trường hợp hạt ổi đi lạc và rơi nhầm vào ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp rất nguy hiểm. Do đó, khi ăn ổi bạn nên nhai thật kĩ hạt, nếu không nhai được thì tốt nhất nên bỏ hạt đi. Đặc biệt, nếu bị bệnh dạ dày thì càng cần phải tách bỏ hạt ổi để tránh khiến bệnh nặng thêm.
Có những loại hạt không có lợi cho sức khỏe nhưng lại được nhiều người ăn thường xuyên, trong khi có những rất tốt cho cơ thể lại bị bỏ phí. Thế nên hiểu đúng tác dụng của từng loại hạt trái cây như trên vừa giúp phòng tránh một số loại bệnh, vừa tránh lãng phí những chất dinh dưỡng tự nhiên giúp cơ thể khỏe mạnh, bạn nhé!

Nguồn: khoeplus24h

Dưới đây là công thức làm 5 loại nước dùng phổ biến nhất cho các món ăn.

Nguồn: khoeplus24h

Không cần thịt lợn, bì lợn, món thịt đông chay vẫn đông đặc, thơm ngon đặc biệt không gây ngán cho ngày Tết Nguyên đán cận kề.
Nguyên liệu nấu thịt đông chay
– Nấm hương: 4 cái
– Bột gạo lức rang: 50gr
– Muối, bột nêm chay, dầu ăn
– Bí đỏ hoặc cà rốt: 150gr
– Tảo spiruna: 4 viên
Cách nấu thịt đông chay
– Bước 1: Ngâm nở nấm hương và mộc nhĩ với nước ấm cho mềm, nhưng ngâm riêng nhé. Cắt bỏ chân của nấm và mộc nhĩ. Nước ngâm nấm thì giữ lại, chắt lấy phần trong không có cặn.
Bí đỏ hoặc cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu.
Thái nấm tươi thành miếng vừa.
– Bước 2: Lấy 100ml nước ngâm nấm hòa chung với 1 thìa cà phê bột tảo, khuấy đều rồi để riêng.
– Bước 3: Bắc chảo dầu lên bếp, xào sơ mọc nhĩ, nấm hương, bí đỏ, nêm gia vị vừa miệng. Khi các nguyên liệu chín, vừa ăn thì cho nước tảo vào nấu lửa lớn cho sôi mới vặn nhỏ lại, đun thêm một lát cho tan. Bí chín ta cho nấm tươi vào, nấu sôi lại thì bắc ra, đổ vào khuôn.
Chờ khuôn nguội thì cho vào tủ lạnh khoảng 2h là thịt đông chay đã hoàn thành.
Lưu ý: Thịt đông lạnh nên có thể bảo quản trong tủ dùng luôn cả mấy ngày Tết, còn trời lạnh hẳn thì không cần bỏ tủ.
Cách nấu thịt đông chay ngoài sử dụng trong dịp Tết, bạn có thể nấu vào những ngày trời lạnh để cả nhà cùng thưởng thức, không gây béo, ngán, mà vẫn ngon và bổ dưỡng.
Chúc các bạn thành công với cách nấu thịt đông chay này nhé!

Nguồn: khoeplus24h

Miếng mứt, chén trà là thức quà không thể thiếu trong ngày xuân. Bên cạnh mứt truyền thống, hãy thử những món “lạ miệng” sau để thay đổi khẩu vị và mời khách ngày Tết.
Mứt vỏ bưởi: Một loại mứt được làm từ vỏ bưởi, ăn rất ngon và lạ miệng. Mứt vỏ bưởi có vị chua nhẹ và ngọt dịu. Ngoài vị ngon, mứt còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tinh dầu vỏ bưởi còn làm dịu cổ họng. Mứt vỏ bưởi đơn giản dễ làm, bạn có thể thực hiện tại nhà để bổ sung thêm hương vị lạ cho mâm quà ngày Tết. Ảnh: Savoury.
Mứt dứa viên: Thành phần của món ăn này gồm dứa, đường, chanh, gừng, dừa non. Mứt có hình viên tròn, nhỏ nhắn, rải dừa non lên trên tạo vẻ ngoài hấp dẫn. Khi thưởng thức, mứt có vị ngọt thanh của đường, vị chua, dẻo vừa phải của dứa. Món mứt dễ ăn, mới lạ này phù hợp để thưởng thức cùng bạn bè trong dịp Tết. Ảnh: Cooky.
Mứt quất dẻo: Món quà Tết màu vàng óng và có mùi thơm đặc trưng. Không chỉ ngon miệng, mứt quất còn rất tốt cho sức khỏe. Với nguyên liệu dễ tìm mua, cách làm đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để thưởng thức hoặc mời khách vào dịp Tết. Ảnh: Cookpad.
Mứt kiwi: Là món mứt vừa xuất hiện trong một vài năm trở lại đây, mứt kiwi được nhiều người dùng yêu thích trong mỗi dịp Tết. Dưới bàn tay khéo léo của các đầu bếp, những trái kiwi xanh có vị chua gắt đã biến thành miếng mứt thanh nhẹ, dẻo ngon, đem đến sự hài lòng cho người thưởng thức. Ảnh: Cookypad.
Mứt lạc: Những ngày Tết, khi bạn ăn nhiều đồ ngọt, chiên xào dầu mỡ, mứt lạc được xem là món giải cứu cơ thể khỏi việc tăng cân mất kiểm soát. Theo các nghiên cứu đã được công bố, nếu bạn ăn mứt lạc đúng cách và điều độ thì sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, nhanh chóng loại bỏ năng lượng thừa ra khỏi cơ thể. Ảnh: Vietpad.
Mứt sen: Những hạt sen ngọt bên ngoài, bùi bên trong, thơm mùi hương hoa ướp luôn là lựa chọn của rất nhiều người mỗi dịp Tết đến. Nhâm nhi hạt mứt sen với một tách trà nóng, trò chuyện quây quần trong những ngày xuân sẽ cho bạn cảm giác đầm ấm, hạnh phúc trọn vẹn. Ảnh: Dvpmarket.
Mứt cà rốt: Mứt cà rốt là một trong những món mứt Tết dễ làm nhất. Không cần tới nước vôi trong hay ngâm ướp phức tạp, chỉ với một vài thao tác đơn giản làm tại nhà, bạn đã có được những đĩa mứt cà rốt giòn thơm, tươi màu, ngon lạ miệng mời khách ngày Tết. Ảnh: Cooky.

Nguồn: khoeplus24h

Tuesday, January 29, 2019

Ngày nghỉ, chị em tranh thủ vào bếp làm món bánh tôm chiên vàng thơm, giòn rụm theo công thức này, đảm bảo chồng con khen ngon chỉ trong vài phút đã hết veo.
Bánh tôm là một trong những món ăn vặt đặc trưng của Hà Nội những ngày đông lạnh. Chiếc bánh thơm lừng mùi tôm, lớp vỏ ngoài vàng ươm, giòn rụm chấm kèm nước mắm chua ngọt đảm bảo ai ăn cũng phải mê mệt.
Dưới đây là cách làm bánh tôm cực đỉnh ăn 1 lại muốn ăn 10.
Nguyên liệu làm bánh tôm
– Khoai lang: 450g
– Tôm: 400g
– Bột gạo: 100g
– Bột năng: 100g
– Bột mì: 100g
– Bột nở: 1/2 thìa
– Bột nghệ: 1/2 thìa
-Nước: 280ml
Cách làm bánh tôm ngon, đơn giản
– Bước 1:
Khoai lang mua về đem gọt vỏ, rửa sạch rồi nạo thành từng sợi. Lưu ý, nên ngâm khoai lang đã nạo trong nước muối trong thời gian khoảng 30 phút để khoai ra hết nhựa, khi rán lại giòn ngon.
– Bước 2:
Trong lúc chờ khoai lang, bạn đem tôm rửa sạch rồi loại bỏ râu, ngạnh cứng. Với loại tôm to thì nên cắt đầu đi nhé.
Tôm sau khi sơ chế đem bỏ vào âu sạch rồi tẩm ướp gia vị để khoảng 15 phút cho thịt tôm ngấm.
– Bước 3:
Cho bột mì, bột gạo, bột nở, bột nghệ vào âu rồi trộn đều lên. Từ từ rót 280ml nước vào và dùng đũa khuất đều để hỗn hợp bột đặc sệt.
Để bột nghỉ khoảng 30 phút.
– Bước 4:
Sau khi khoai đã ngâm đủ thời gian, vớt khoai ra rổ thưa rồi xả qua nước sạch. Để khoai ráo nước sau đó cho vào âu bột, trộn đều lên.
– Bước 5:
Bắc chảo sạch lên bếp cho dầu ăn vào đun nóng.
Lấy muôi lớn múc khoai và đặt 1 con tôm vào giữa rồi cho bánh vào chảo rán. Lưu ý, nên đặt khéo léo để bánh vẫn giữ được hình tròn và tôm vẫn ở giữa bánh nhé.
Khéo léo lật đều bánh, khi thấy các mặt đều vàng thì vớt ra để cho ráo dầu.

Nước chấm bánh tôm là rất quan trọng. Bạn lấy 25g đường, 1 thìa nước cốt chanh và 10 thìa nước cùng 15ml nước mắm vào bát và khuấy đều hỗn hợp. Băm nhỏ ớt tươi cho vào rồi nêm nếm sao cho vừa miệng ăn.

Nguồn ảnh: savourydays.com
Đừng quên cho thêm dưa góp làm từ su hào, cà rốt vào ăn kèm nhé.
Món bánh tôm vàng ươm, giòn rụm chấm ngập trong nước mắm chua ngọt quả là lựa chọn tuyệt vời để nhâm nhi trong buổi chiều đông lạnh phải không nào.

Nguồn: khoeplus24h

Monday, January 28, 2019

Món thịt xào ớt chuông không mới, vẫn là nguyên liệu thịt lợn thăn, hành tây, ớt chuông quen thuộc hằng ngày nhưng với cách chế biến khác bạn có món xào thật hấp dẫn đầy màu sắc.
Nguyên liệu:
– 250g thịt heo (chọn nạc dăm sẽ ngon hơn nhé)
– 1 quả ớt chuông xanh
– 1 quả ớt chuông đỏ
– 1 quả ớt chuông xanh
– 1 củ hành tây
– 1 muỗng canh dầu hào
– 1 muỗng canh dầu ăn
– 3 củ hành tím
– Gia vị: muối, đường, bột nêm, tiêu
Cách làm:
Bước 1:
Rửa sạch thịt ba chỉ, trụng sơ qua nước sôi để loại bỏ tạp chất. Xắt thịt thành lát vừa ăn.
Cho thịt vừa xắt vào tô, lần lượt cho hành tím bằm, tiêu xay, mắm, đường, bột ngọt, hắc xì dầu, dầu ăn vào, trộn đều. Đặt thịt vừa ướp vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút cho thịt thấm gia vị.
Bước 2:
Rửa sạch ớt chuông, ngâm 10 phút với nước muối pha loãng. Xả với nước sạch, để ráo.
Cắt đôi trái ớt chuông làm 2, bỏ hạt, xắt thành miếng 3×4 cm. Trụng nhanh ớt qua nước sôi, ngâm với nước đá lạnh để giữ màu và độ giòn.
Hành tây và hành tím thái nhỏ.
Bước 3:
Phi thơm hành tím và hành tây, cho thịt ba chỉ vào, đảo đều khoảng 5-7 phút.
Bước 4:
Khi thịt chín và săn lại, cho ớt chuông vào, xào thêm khoảng 2 phút, thì cho dầu hào vào, trộn đều. Nêm nếm vừa ăn. Tắt bếp, cho dầu mè vào, đảo đều.
Thành phẩm:
Thịt ba chỉ xào ớt chuông ăn nóng với cơm hay bún đều ngon.
Nếu ăn với bún, bạn nên pha thêm 10 gram bột bắp với nước lọc, cho vào chảo thịt sau khi nêm vừa ăn để tạo độ sánh.
Những miếng thịt xào ớt chuông vừa mềm vừa ngọt quyện cùng với ớt chuông, hành tây là món xào đơn giản mà bắt mắt hấp dẫn cả nhà.
Chúc các bạn ngon miệng với món ớt chuông xào thịt giòn thơm tuyệt đối này nhé!

Nguồn: khoeplus24h

– Từng miếng gà mềm ngọt được tẩm ướp đậm đà hòa quyện với mùi thơm lừng của bia khiến món gà om bia trở nên vô cùng hấp dẫn. Hãy thử chế biến ngay món gà om bia đầy sáng tạo này để “đổi gió” cho bữa ăn của cả nhà nhé.
Nguyên liệu nấu món gà om bia
– Đùi gà: 5 chiếc
– Bia: 400ml
– Hành tây: 1 củ nhỏ
– Ớt sừng: 1 quả
– Hoa hồi: 3 bông
– Lá nguyệt quế: 2 lá
– Quế: 1 mảnh
– Đường: 13gr
– Nước tương nhạt: 30ml
– Nước tương đặc: 15ml
– Muối, dầu ăn
Cách làm món gà om bia

– Bước 1: Đùi gà mua về bóp với chút muối rồi rửa xả lại nhiều lần để làm sạch và khử mùi, sau đó để ráo nước rồi chặt đùi gà thành những miếng vừa ăn.

Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Ớt sừng rửa sạch, bỏ cuống, thái miếng. Lá nguyệt quế, hoa hồi, quế đem rửa sạch, để ráo.

– Bước 2: Đặt 1 chiếc chảo sâu lòng lên bếp, cho một chút dầu ăn + 13gr đường vào đun nóng, vừa đun vừa dùng đũa khuấy liên tục đến khi đường tan hết và chuyển sang màu cánh gián thì đổ thịt gà vào đảo thật đều để thịt gà thấm và lên đều màu.

– Bước 3: Khi thấy thịt gà săn lại và có màu đẹp mắt các bạn tiếp tục nêm 30ml nước tương nhạt + 15ml nước tương đặc + 3 bông hoa hồi + 2 lá quyệt quế + 1 mảnh quế + một chút muối vào chảo, đảo thật đều trong khoảng 1 phút để thịt gà ngấm gia vị. Sau đó các bạn đổ 400ml bia vào chảo gà, đun đến khi nước trong chảo sôi thì giảm lửa nhỏ và đun liu riu trong khoảng 30 phút.
– Bước 4: Sau khi thịt gà mềm thì các bạn đổ hành tây và ớt sừng vào chảo, chỉnh lửa lên mức vừa, đảo nhanh tay đến khi hành tây và ớt được nấu chín thì nêm nếm lại lần cuối cho thật vừa miệng, đảo thêm vài lần thì tắt bếp rồi trút món ăn ra đĩa, dùng khi món ăn còn nóng.
Chúc các bạn thành công với cách làm món gà om bia này nhé!

Nguồn: khoeplus24h

Categories

Popular Posts

Blog Archive